Vốn tối thiểu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Đánh giá bài viết

Vốn điều lệ là một trong những nội dung trọng tâm khi đăng kí thành lập doanh nghiệp. Vậy theo pháp luật hiện hành, Vốn điều lệ được quy định như thế nào? Cần bao nhiêu vốn để thành lập doanh nghiệp? Bài viết này cung cấp một số quy định về Vốn điều lệ và những vấn đề xoay quanh Vốn điều lệ theo Luật Doanh nghiệp 2020. 

Vốn điều lệ

1. Khái niệm

Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, Vốn điều lệ được định nghĩa như sau:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”.

Xét ở góc độ lợi ích chung, mức vốn điều lệ được đăng ký phần nào thể hiện quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến các đối tác và khách hàng tiềm năng để duy trì và đẩy nhanh sự phát triển khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Ở góc độ lợi ích cá nhân, vốn điều lệ nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Đây là căn cứ phân chia quyền lợi, nghĩa vụ của cac đối tượng này khi tham gia thành lập công ty.

Hiện tại, không có quy định pháp luật về mức tối thiểu hay mức tối đa khi đăng ký mức vốn điều lệ (trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện). Điều này đồng nghĩa với việc cá nhân, tổ chức kê khai vốn điều lệ là bao nhiêu vẫn có thể tiến hành đăng kí doanh nghiệp.

2. Tài sản được dùng để góp vốn

Tài sản được dùng để góp vốn Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

  • Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
  • Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

3. Thời hạn góp vốn

– Đối với chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên góp vốn công ty TNHH hai thành viên trở lên và cổ đông công ty cổ phần phải tiến hành góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Đối với thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty hợp danh phải góp vốn phải góp đủ số vốn theo đúng thời hạn do các thành viên tự cam kết.

Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu do cơ quan Nhà nước ấn định đối với cá nhân, tổ chức tiến hành kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Vốn pháp định chỉ áp dụng cho một số ngành nghề có điều kiện, do tính chất nhạy cảm và tầm ảnh hưởng của các ngành nghề này đối với nền kinh tế, xã hội trong nước. Vì vậy, việc quy định mức vốn tối thiểu hướng đến việc tạo dựng một môi trường kinh doanh ổn định và cạnh tranh, ngăn chặn rủi ro tài chính và bảo vệ cả người tiêu dùng lẫn các đối tác liên quan.

Vốn pháp định đối với một số ngành nghề như sau:

+ Tối thiểu 20 tỷ đồng đối với ngành nghề kinh doanh bất động sản            ;

+ Tối thiểu 5 tỷ đồng đối với ngành nghề xuất khẩu lao động;

+ Tối thiểu 2 tỷ đồng đối với ngành nghề cho thuê lại lao động;

+ Tối thiểu 5 tỷ đồng đối với dịch vụ kiểm toán;

+ Tối thiểu 25 tỷ đồng đối với lĩnh vực môi giới chứng khoán;…

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận